email icon hotro@diensach.com facebook icongoogle icon Tiếng Việt English

Cuộc thi thiết kế và xây dựng những ngôi nhà điện mặt trời 2014 qua những bức ảnh

Dưới đây là những lựa chọn và tổng hợp của chúng tôi bao gồm những thiết kế tốt nhất từ cuộc thi quốc tế được tổ chức tại Versailles, Pháp nhằm tìm kiếm những ý tưởng thiết kế và xây dựng những ngôi nhà sử dụng năng lượng mặt trời

Toàn cảnh những ngôi nhà sử dụng điện mặt trời được thiết kế và xây dựng trong cuộc thi này ở Versailles, Pháp. Cuộc thi được phát động từ năm 2002 theo sáng kiến của Cơ quan năng lượng Mỹ, mời các trường đại học trên toàn thế giới tham gia thiết kế và xây mẫu những ngôi nhà ứng dụng điện mặt trời.

Rhome for DenCity của nhóm Rhome đến từ Ý đạt giải Nhất và giải Ngôi nhà tiện ích. Ngôi nhà sử dụng hệ thống năng lượng sạch, tạo dựng được mối quan hệ bền vững giữa con người với thiên nhiên.

Philéas của Atlantic Challenge đến từ thành phố Nantes, Pháp đạt giải Nhì và giải Hiệu quả năng lượng. Ngôi nhà được thiết kế đưa cả nông trại vào bối cảnh của thành phố, sử dụng một tòa nhà CAP 44 bị bỏ hoang và khu vực xanh trong đó, như là một minh chứng sống cho thành phố màu mỡ.

Home with a skin của Prêt-à-Loger đến từ thành phố Delft, Hà Lan đạt giải Ba và giải Bền vững. Dự án của nhóm Delft là trang bị thêm cho nhà hàng Hà Lan cũ một lớp “da” hiệu quả năng lượng – một giàn khung với hệ thống pin mặt trời, hệ thống xử lý nước thải, đèn chiếu sáng, quạt thông gió, hệ thống sưởi.

Tropica của nhóm Tec đến từ Cartago, Costa Rica giành giải Nhất và giải Lựa chọn Công cộng. Dự án nhằm chia sẻ không gian sống cho những người già bằng cách phối hợp không gian riêng và không gian riêng. Điều nàu giúp cho họ vừa có thể sống riêng tư, vừa có cơ hội giao tiếp với cộng đồng.

Ressò, Barcelona, Tây Ban Nha giành giải Kiến trúc cải tiến. Dự án muốn khôi phục lại các tòa nhà hiện có và các khu bỏ hoang ở Barcelona thông qua tái tạo đô thị nhằm tránh lãng phí xã hội.

Orchid House của Unicode đến từ Hsinchu, Đài Loan giành giải Nhất và giải Thiết kế đô thị. Mẫu thiết kế này được xây dựng trên đỉnh các tòa nhà hiện có của Đài Bắc với chức năng giống như nhà máy, trang trại chuyển đổi và tái chế năng lượng mặt trời và nước.

Casa của Unam đến từ thành phố Mexico, Mexico chiến thắng giải Kỹ thuật và Xây dựng. Dự án nhằm thiết kế các ngôi nhà kiên cố cho những không gian còn lại trong thành phố - các khu vực trống và không gian xen kẽ - cũng tìm hiểu cả nóc nhà và sân thượng.

Your+ của Lucerne, Thụy Sĩ giành giải Tiện nghi. Dự án tập trung vào bối cảnh đo thị của Lucerne – khu dân cư và kinh doanh quanh phố cổ và trung tâm phát triển. Nguyên mẫu này gồm 3 khu vực chính với sự kết nối không gian hài hòa và liền mạch giữa các phòng, dịch vụ, tính di động và năng lượng.

Casa Fenix của Fenix, Chili, Pháp chiến thắng giải Quản lý xây dựng và an toàn. Dự án nhằm giải quyết các vấn đề về điều kiện khí hậu ở Chile, đặc biệt là động đất. Giải pháp họ đưa ra là: tính cơ động linh hoạt, cấu trúc công nghiệp đúc sẵn và dễ dàng lắp ráp tại chỗ.

Ho của Shunya đến từ Mumbai, Ấn Độ: một ngôi nhà sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời.

Rooftop, Berlin, Đức: dự án tập trung vào những tòa nhà hiện có trong nội thành thành phố và làm cách nào để tận dụng tốt nhất những khoảng không gian thừa trên mái/sân thượng để thiết kế thành những căn gác mái, vừa có thể cho người ở vừa tận dụng được năng lượng mặt trời.

Embrace của DTU đến từ Copenhagen, Đan Mạch. Dự án dựa trên sự giao thoa giữa hai kiểu vùng: một không gian riêng ít bị đốt nóng nhất nằm trong một lớp cách nhiệt cùng với vùng không gian bao phủ bán công cộng.

Nhà thích nghi của Kmut, Bangkok, Thái Lan. Nhà nguyên mẫu này có thể chống chọi được với những trận động đất, bão và lũ nhẹ. Với kiểu nhà này, họ có thể có được một ngôi làng bền vững và có tính thích nghi cao.

On Top của Frankfurt, Đức: ý tưởng của dự án là xây dựng và mô phỏng các hình khối dạng gác mái và xây dựng những vùng không gian tiện ích cho căn hộ với giải pháp năng lượng mặt trời trên mái các căn hộ hiện có. Dự án này còn được gọi là “Cộng sinh”.


Nguồn: http://www.theguardian.com/


17/07/2014